1.Chi phí đầu tư ban đầu?
Một ý tưởng không còn quá mới lạ nhưng vẫn đang rất HOT ở thời điểm hiện tại – Kinh doanh thực phẩm đông lạnh luôn được đánh giá là mảng mang đến mức lợi nhuận cao và dễ dàng triển khai. Đặc biệt, trong những năm gần đây và nhất là do ảnh hưởng của đại dịch Covid, mặt hàng này lại “lên ngôi” khi phát huy được tính tiện ích của mình.
Nhưng điều này cũng không đồng nghĩa với việc đây sẽ là một “miếng bánh dễ ăn”, ai làm cũng sẽ thành công và có đạt được mức thu nhập cực cao. Vậy làm sao để kinh doanh thực phẩm đông lạnh thành công? Và kinh doanh thực phẩm đông lạnh cần những chi phí nào?
a.Chi phí về máy móc thiết bị?
- Máy cắt thịt đông lạnh
Công suất cắt nhanh từ 42-45 lần cắt/phút sẽ cho ra năng suất từ 30-300kg/h. Các xưởng chế biến nên lựa chọn máy cắt tự động để tối ưu năng suất và tiết kiệm chi phí nhân công cũng như sức lao động.
Đối với quy mô xưởng vừa và nhỏ bạn có thể tham khảo máy cắt thịt tự động FZ-CT300E năng suất 30-100kg/h với mức giá khoảng 18 triệu đồng.
Nếu quy mô xưởng của bạn lớn có thể chọn máy cắt thịt công nghiệp FZ-CT-4 năng suất 150-300kg/h với mức chi phí khoảng 60 triệu đồng.
- Máy cưa xương
Đây là 1 sản phẩm đa năng khi có thể sử dụng để cắt nhiều loại thực phẩm khác nhau như: thịt đông lạnh nguyên tảng, các loại xương heo, bò; cá đông lạnh, cắt sườn cốt lết, …. Thành các khối nhỏ hơn để đưa vào máy cắt thịt. Nếu mở xưởng sơ chế đông lạnh thì không thể thiếu được máy cưa xương.
Với chất liệu hợp kim nhôm sẽ giúp giảm tối đa tiếng ồn trong lúc làm việc. Công suất cắt khỏe, lưỡi cưa sắc bén với tốc độ cắt 15m/phút sẽ là sự lựa chọn tốt cho xưởng sản xuất của bạn.
Rất nhiều model cho bạn lựa chọn tùy vào nhu cầu đầu tư và quy mô xưởng: FZ-CX150, FZ-CX210, FZ-CX250, FZ-CX310. Mức giá dao động từ 10-20 triệu đồng.
- Máy đóng gói chân không
Các xưởng sơ chế đông lạnh thường có năng suất cung cấp 1 ngày rất lớn, từ 200 – 300kg/ ngày chỉ riêng thịt bò Mỹ cho các nhà hàng, quán bún phở, quán lẩu nướng,…. Chính vì vậy, bạn phải sử dụng máy hút chân không công nghiệp mới có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
TKD-DZ400, TKD-DZ500 và TKD-DZ600 là 3 sự lựa chọn hàng đầu để bạn tham khảo khi có ý định mở xưởng sơ chế đông lạnh. Đây là dòng máy buồng đơn, 1 lần có thể hút được 4-6túi 500g, số lượng túi hút được còn phụ thuộc vào chiều dài của miệng túi. Giá dao động từ 11-20 triệu đồng.
TKD-DZ400/2S, TKD-DZ500/2S và TKD-DZ600/2S là những máy hút chân không buồng đôi dành cho các khách hàng muốn tăng năng suất và có nhu cầu lớn. Mức giá trong khoảng 20-40 triệu đồng.
- Kho bảo quản thực phẩm đông lạnh
Nhiệt độ kho bảo quản -10°C đến -18°C là nhiệt độ phù hợp nhất để bảo quản thực phẩm đông lạnh. Có chức năng quản lý, điều khiển và giám sát từ xa qua điện thoại thông minh. Có bánh xe di chuyển linh hoạt, lành lạnh nhanh.
Kích thước kho đa dạng từ 3m3-22m3 và tính toán sản xuất theo nhu cầu của khách hàng. Mức chi phí dao động từ 50-150 triệu đồng.
Đây chính là 4 thiết bị cần cho công việc chế biến thịt đông lạnh mà khách hàng cần phải chuẩn bị nếu muốn mở xưởng sơ chế đông lạnh.
b.Chi phí về nguyên liệu?
Vốn nhập hàng là yếu tố bắt buộc khi bắt đầu kinh doanh bất cứ mặt hàng gì. Với kinh doanh thực phẩm đông lạnh, chi phí sẽ phụ thuộc vào số lượng cũng như nguồn hàng. Tuy nhiên hàng đông lạnh sẽ không tốn quá nhiều chi phí nhập như hàng hóa tươi sống.
Chủ kinh doanh cũng có thể cân nhắc về quy mô và khả năng tiêu thụ trong từng thời điểm để nhập hàng phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo khả năng xoay vòng vốn cũng như cân bằng vốn cho các hoạt động khác. Thông thường chi phí nhập hàng sẽ giao động trong khoảng 20 - 50 triệu/ lần nhập hoặc 100-200 triệu/ lần nhập tùy vào quy mô và số lượng sản phẩm mà bạn kinh doanh.
c.Chi phí mặt bằng?
Đối với những xưởng sơ chế thực phẩm đông lạnh cần mặt bằng kinh doanh cố định thì bạn cần để ra khoảng 5 - 15 triệu/ tháng tùy vào vị trí mà bạn muốn kinh doanh. Hoặc bạn cũng có thể tận dụng mặt bằng của gia đình nếu có để tiết kiệm chi phí.
d.Chi phí nhân công?
Đối với các xưởng quy mô nhỏ bạn có thể tận dụng nguồn nhân công gia đình để tiết kiệm chi phí thuê người lao động.
Với quy mô xưởng sản xuất lớn bắt buộc bạn phải thuê nhân công cho các công đoạn cưa, cắt, đóng gói và vận chuyển. Tùy thuộc vào nhu cầu công việc mà bạn sẽ thuê số lượng nhân công thích hợp với mức lương trung bình của người lao động chân tay từ 5-7 triệu đồng/8h/ngày.
2.Giá bán thành phẩm và sản lượng theo ngày
Thực phẩm đông lạnh rất đa dạng, có thể tham khảo giá bán của một số loại sau đây:
- Đuôi bò Mỹ giá giao động từ khoảng 200.000đ – 210.000đ/kg
- Lõi vai bò nhập khẩu Canada, Mỹ, Úc có giá dao động từ 270.000đ – 299.000đ/kg
- Bắp bò nhập khẩu Úc, Mỹ… có giá dao động từ 145.000đ – 165.000đ/kg.
- Thịt bò ba chỉ Mỹ cuộn có giá dao động từ 200.000đ – 250.000đ/kg
- Cánh gà Nga có giá từ 120.000đ – 150.000đ/kg
- Mực vòng có giá từ 100.000đ – 110.000đ/kg
- Râu tuộc có giá từ 120.000đ – 130.000đ/kg
Các xưởng sơ chế đông lạnh thường có năng suất cung cấp 1 ngày rất lớn, từ 200 – 300kg/ ngày chỉ riêng thịt bò Mỹ cuộn cho các nhà hàng, quán bún phở, quán lẩu nướng,…. Với mức giá từ 200.000đ-250.000đ/kg nếu bán lẻ thì có thể thấy doanh thu thu về từ riêng mặt hàng này đã là rất lớn.
3.Quy trình chế biến
Bước 1: Cưa xương, thịt tảng lớn
Đối với thịt tảng lớn, tiến hành cắt khúc thành những miếng nhỏ hơn để thuận lợi cho công đoạn cắt thịt mỏng.
Đối với các loại: xương ống, chân giò, đuôi, các loại cá đông lạnh,…cắt thành từng khúc 2-5cm tùy loại.
Công đoạn này cần 2 đến 3 người để vận hành máy cưa, 1 người cắt 2 người còn lại nhặt các khúc đã cắt vào dụng cụ chứa và chuyển sang cho các công đoạn cắt hoặc đóng gói.
Bước 2: Cắt thịt
Đối với mỗi khách hàng sẽ có những yêu cầu sử dụng riêng.
Đối với thịt bò thì có thể cắt mỏng thành các cuộn thịt, cắt lát hoặc cắt khối tùy nhu cầu sử dụng.
Đối với thịt lợn thì sẽ cắt thành các dải dài dày mỏng khác nhau.
Công đoạn này cần 1 đến 2 người để vận hành máy cắt và kiểm tra máy cắt hoạt động.
Bước 3: Đóng gói
Sau khi cưa và cắt xong thì các khúc xương, các cuộn thịt hoặc các miếng thịt, cá sẽ được xếp vào khay hoặc túi trọng lượng từ 200g, 500g, 1kg và đưa vào hút chân không.
Công đoạn này cần nhiều nhân công khoảng 4-5 người tùy quy mô để đẩy nhanh thời gian đóng gói tránh thực phẩm bị rã đông chảy nước.
Bước 4: Bảo quản và vận chuyển
Thực phẩm đông lạnh ngay khi được nhập về sẽ được chuyển ngay vào kho bảo quản lạnh -18°C để tránh tình trạng rã đông chảy nước và để ổn định lại cấu trúc cũng như độ đông cứng của thực phẩm để quá trình cưa và cắt được dễ dàng hơn. Khi sơ chế lấy vừa đủ số lượng sơ chế trong 1 thời gian nhất định tránh để thực phẩm ở ngoài quá lâu.
Công đoạn này cần 1 đến 2 người thực hiện đẩy hàng ra sơ chế và đưa hàng vào để bảo quản lại.
4.Kinh nghiệm và kiểm soát nguồn nguyên liệu
a.Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm đông lạnh
- Chọn và cung cấp sản phẩm dựa theo nhu cầu thị trường
Trước khi bắt tay vào kinh doanh, nhà đầu tư tốt hơn hết nên tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường và khách hàng tiềm năng mà bản thân muốn hướng đến. Điều này rất cần thiết và là yếu tố then chốt để dẫn tới thành bại trong kinh doanh. Lấy ví dụ, người bán cần xác định cụ thể hàng đông lạnh nhập về chủ yếu là bán cho khách sỉ hay khách lẻ.
Trong khi khách sỉ chủ yếu là nhà hàng, quán ăn lớn hoặc các quán hộ gia đình thì khách hàng nhỏ lẻ có thể là các gia đình nhiều thành viên, người đang có nhu cầu trữ nhiều thực phẩm để tránh đi chợ mùa Covid,… Theo đó, sản phẩm bán cho người tiêu dùng lẻ có thể cao hơn khi bán cho người tiêu dùng sỉ nhưng cần hợp lý và đủ hấp dẫn.
- Chất lượng của nguồn hàng rất quan trọng
Theo những kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm đông lạnh của người thành công, nguồn hàng chất lượng cao là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự thành bại của quá trình kinh doanh. Đúng vậy, người tiêu dùng ngoài cần mức giá tốt, họ còn cần mặt hàng chất lượng cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Xưởng sản xuất của bạn nên được đặt ở nơi sạch sẽ tránh xa các nguồn ô nhiễm để đảm bảo chất lượng thực phẩm của bạn. Điều này sẽ tạo được long tin cho khách hàng và uy tín cho cơ sở của bạn.
- Cần chú trọng đến kho bảo quản hàng hóa
Lợi thế của thực phẩm đông lạnh trong kinh doanh chính là có nhiều thời gian để bán hàng và phân phối hơn so với thực phẩm tươi sống mà vẫn đảm bảo được chất lượng và giá cả. Tuy nhiên, để làm được điều đó, ngoài việc chọn nguồn hàng chất lượng ngay từ đầu thì người bán cần hết sức chú trọng đến chất lượng kho trữ hàng của xưởng sản xuất.
b.Kiểm soát nguồn nguyên liệu
Để đánh giá mức độ uy tín của một cơ sở cung cấp hải sản đông lạnh bạn có thể dựa trên một số tiêu chí như:
- Đơn vị cung cấp có đầy đủ chứng từ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và chứng nhận chất lượng
- Đơn vị cung cấp nguồn hàng đông lạnh có trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, kho lạnh chứa hàng bảo quản thực phẩm đông lạnh tiêu chuẩn,...