Xúc xích là món ăn yêu thích của rất nhiều gia đình hiện nay bởi hương vị thơm ngon dễ ăn mà giá thành lại vô cùng phải chăng. Đó cũng là lý do mà rất nhiều người bắt đầu kinh doanh với sản phẩm này. Có nhiều người thất bại ngay từ bước đầu trong khi nhiều người lại vô cùng thành công, đem lại nguồn lợi nhuận lớn.
1.Chi phí đầu tư ban đầu?
Đối với các cơ sở sản xuất, các chủ cơ sở sẽ đầu tư máy móc cho toàn bộ quy trình sản xuất xúc xích của mình để tối ưu năng suất và hiệu quả. Đây cũng là 1 cách đầu tư mang lại lợi nhuận lớn về lâu dài, nhiều hơn so với dây chuyền cơ bản.
a.Chi phí đầu tư cho máy móc thiết bị?
- Máy xay thịt
Đối với máy xay thịt làm xúc xích, với cơ sở kinh doanh bạn nên lựa chọn loại máy có biến tần để đảm bảo chất lượng mọc và sự ổn định của máy xay khi hoạt động. Khi mới bắt đầu mở cơ sở bạn có thể tham khảo máy xay công suất 5kg hoặc 7kg có biến tần.
VD: Bạn chọn đầu tư máy xay 5kg có biến tần thì mức chi phí bạn bỏ ra là khoảng 18 triệu đồng.
Nếu kinh phí tốt và muốn sản xuất năng suất lớn bạn có thể tham khảo các dòng máy công suất lớn hơn từ 10kg, 15kg, 20kg, 25kg,30kg,…với mức đầu tư cao hơn.
- Máy đùn xúc xích, máy buộc chỉ xúc xích
Thay vì phải nhồi xúc xích bằng tay, sau đó dùng dây buộc chặt 2 đầu theo cách truyền thống, sử dụng máy đùn xích xích và máy buộc chỉ xúc xích sẽ giúp quy trình làm xúc xích trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Máy đùn xúc xích là thiết bị sử dụng lực ép thủy lực đùn phần thịt đã được xay nhuyễn để định hình chúng thành những dải xúc xích dài.
Máy đùn xúc xích có 2 loại: máy đùn tay và máy đùn điện.Thông thường với các cơ sở sản xuất nên lựa máy đùn điện để tiết kiệm nhân công, tăng năng suất và tiết kiệm sức lao động. Bạn có thể tham khảo máy đùn điện 10L (năng suất đùn 7-9kg/mẻ) hoặc máy đùn điện 15L (năng suất đùn 10-13kg/mẻ).
VD: Bạn chọn đầu tư máy đùn điện 10L thì mức chi phí đầu tư bạn bỏ ra khoảng 8 triệu đồng.
Sau khi đùn thịt thành một dải xúc xích dài, bạn đưa chúng vào máy buộc chỉ để buộc thành những cay xúc xích với độ dài tiêu chuẩn.
Máy buộc chỉ xúc xích có 2 loại: máy buộc tay và máy buộc điện.
VD: Bạn chọn máy buộc điện thì chi phí khoảng 3 triệu đồng cho một máy.
Bạn có thể sử dụng loại máy đùn xúc xích buộc đầu công nghiệp. Đây là chiếc máy được tích hợp tính năng của cả 2 loại máy trên, giúp quá trình định hình xúc xích trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn.
- Tủ hấp xúc xích
Hấp xúc xích là một trong những công đoạn quan trọng quyết định đến chất lượng xúc xích thành phẩm, vậy nên để trang bị tốt nhất khi mới bắt đầu kinh doanh xúc xích, tủ hấp xúc xích là thiết bị bạn không thể bỏ qua.
Các loại tủ 6 khay, 8 khay, 10 khay, 12 khay, 24 khay cho bạn đa dạng sự lựa chọn.để đảm bảo công việc hấp giò hiệu quả, tiện lợi và chất lượng thành phẩm ngon hơn.
VD: Bạn chọn đầu tư tủ 6 khay thì chi phí đầu tư là khoảng 9 triệu đồng
- Máy đóng gói hút chân không
Để đảm bảo chất lượng xúc xích được bảo quản tốt nhất bạn nên đầu tư một chiếc máy hút chân không cho cơ sở của mình.
Đối với các cơ sở vừa và nhỏ có thể sử dụng máy hút chân không 1 buồng như DZ400, DZ500, DZ600. Đối với các cơ sở sản xuất lớn có thể lựa chọn máy hút 2 buồng như: DZ400/2S, DZ500/2S, DZ600/2S.
VD: Bạn đầu tư máy 1 buồng DZ400 thì chi phí đầu tư máy là khoảng 11 triệu đồng
Như vậy, với các dòng máy như trên có thể tính toán được chi phí về máy móc đầu tư ban đầu rơi vào khoảng 40 triệu đồng
b.Chi phí cho nguyên liệu đầu vào?
Nguyên liệu để làm xúc xích chủ yếu là thịt lợn, thêm một chút mỡ lợn và một số loại gia vị, trong đó thịt lợn là nguyên liệu chính và chiếm phần lớn chi phí về nguyên liệu.
Giá thịt lợn hiện nay dao động trong khoảng từ 90.000-110.000 đồng/1kg và mỡ lợn có giá khoảng 40.000 đồng/kg ( có thể thấp hơn hoặc cao hơn tùy thời giá). Và nếu bạn là chủ cơ sở sản xuất xúc xích lấy nguyên liệu thường xuyên thì bạn sẽ mua được ở mức giá buôn khoảng 50.000 đồng/kg thịt và 10.000 đồng/kg mỡ lợn.
c.Chi phí nhân công?
Các công đoạn làm xúc xích hiện nay điều đã có máy móc hỗ trợ. Do đó hầu hết các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ sẽ không thuê nhân công mà tận dụng nguồn nhân lực có sẵn trong gia đình.
Đối với các cơ sở sản xuất lớn có thể thuê thêm 1 đến 2 lao động và mức chi phí phải chi trả hàng tháng cho nhân công dao động từ 10 đến 15 triệu đồng,
d.Chi phí thuê mặt bằng?
Nếu bạn sản xuất để cung cấp cho các cửa hàng xúc xích nhỏ lẻ hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng thì việc thuê mặt bằng là điều hoàn toàn không cần thiết. Bạn có thể sản xuất xúc xích tại nhà và trực tiếp giao hàng để tiết kiệm chi phí.
Trong trường hợp bạn vừa cung cấp vừa trực tiếp bán lẻ, bạn có thể thuê mặt bằng nhỏ hoặc tự làm quầy để bán hàng di động. Bạn không cần phải thuê mặt bằng ở những nơi mặt đường hay giao thông thuận lợi quá mức, chỉ cần tìm một địa chỉ để khách hàng có thể dễ tìm thấy. Chi phí để thuê được một mặt bằng như vậy hiện nay giao động trong khoảng 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng/tháng.
2.Giá bán thành phẩm và sản lượng theo ngày
Giả sử, tính trung bình một ngày làm khoảng 50kg xúc xích thì chi phí bỏ ra để mua nguyên liệu là khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng cho khoảng 30kg thịt, 8-10kg mỡ và gia vị phụ gia khác.
Giá bán của 1kg xúc xích thành phẩm hiện nay trên thị trường dao động từ 120.000đồng đến 150.000đồng/kg. Như vậy, bạn có thể thu được khoản lãi ít nhất 4 triệu đồng sau khi đã trừ toàn bộ chi phí.
Tuy nhiên, đây chỉ là doanh thu dành cho những cơ sở có quy mô sản xuất giò chả nhỏ. Đối với các cơ sở sản xuất giò chả theo quy mô lớn, mỗi ngày cung cấp ra thị trường khoảng 6 – 7 tạ xúc xích thì mức doanh thu có thể khoảng 100 triệu đồng, tương đương khoản lãi thu về có thể xấp xỉ 50 đến 60 triệu đồng mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là thu nhập hàng trăm triệu mỗi tháng là một con số thực tế mà nhiều tỷ phú xúc xích hiện nay đang có.
3.Kinh nghiệm và kiểm soát nguồn nguyên liệu
Thịt được chọn để sản xuất xúc xích là phần thịt nạc vai hoặc mông mềm, phần thịt này có độ kết dính cao, thịt chắc và thơm. Thịt phải được lựa chọn kĩ và thường phải chọn nguyên liệu còn đang ấm ngay sau khi giết mổ.
Để chọn được nguyên liệu như vậy, bạn phải liên hệ tới các lò mổ gần nhất để thu mua được những tảng thịt ngon nhất khi vừa giết mổ xong. Hơn nữa khi bạn mua tại lò mổ với số lượng lớn và thường xuyên bạn còn được mua với giá buôn chỉ bằng một nửa giá thị trường.
Tại Hà Nội, một số cơ sở giết mổ tập trung lớn như:
- Cơ sở giết mổ lợn Thịnh An (Vạn Phúc –Thanh Trì) khoảng 1.600-1.800 con/ngày.
- Cơ sở giết mổ Minh Hiền (Thanh Oai) khoảng 600-800 con/ngày.
- 3 cơ sở giết mổ tại huyện Chương Mỹ khoảng 600-800 con/ngày.
4.Công thức chế biến
- Thịt nạc:90%
- Mỡ: 10%
- Nước mắm cốt ngon: 35-40g
- Tiêu trắng: 2,5g
- Phụ gia(1kg thành phẩm): K7(2g), Nonphos(2g), MP(1g), IG(2g), Antione(3-5g), Gluten(30g), 3S(1,5g), Hương xúc xích (1,5g)
- Nước đá: 70-100g
Phụ gia sử dụng làm xúc xích:
- VMC K7: Tạo giòn.
- VMC Nonphos: Tạo dai, chắc, giữ ổn định cấu trúc xúc xích.
- VMC MP: Tạo dẻo, giữ nước, làm cho mọc lâu bị khô.
- VMC IG: Thay thế bột ngọt, có vị ngọt xương hầm, tương đồng với vị ngọt thịt, làm cho sản phẩm có vị ngọt được giữ lâu trong miệng.
- Gluten: Hút nước, tạo dẻo, làm chất độn.
- VMC Antione: Chất bảo quản được phép dùng trong xúc xích, bảo quản được 3-4 ngày ở điều kiện thường.
- Hương xúc xích, hương xông khói: tạo ra mùi vị đặc trưng cho sản phẩm.
- VMC 3S: tạo màu hồng cho sản phẩm, tăng tính thẩm mỹ (có thể sử dụng màu điều)