Thực phẩm sạch chắc chắn sẽ là xu thế kinh doanh tại Việt Nam trong những năm gần đây, bởi các thông tin về thực phẩm không đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm liên tục được cập nhật trên các trang mạng xã hội, các phương tiện truyền thông. Khi nhận thức của người dân tăng lên, nhu cầu về thực phẩm sạch sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tương lai. Đó sẽ là cơ hội cho những người có ý định kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch.
Tuy nhiên, nó không đơn giản như việc bán rau ngoài chợ, để xây dựng mô hình kinh doanh thực phẩm sạch hiệu quả, bạn phải trải qua nhiều công đoạn thực hiện khác nhau. Những ai muốn bắt tay vào lĩnh vực này cần tìm hiểu cẩn thận trước khi đầu tư để hoạt động kinh doanh có thể duy trì tồn tại lâu dài và đem lại hiệu quả cho người chủ sở hữu.
Thực phẩm sạch luôn là một thị trường khó vào, dễ ra. Thị trường này có nhiều tiềm năng nhưng nếu không chuẩn bị kỹ càng, bạn dễ dàng mắc các sai lầm dẫn tới khó thu hồi được vốn. Không phải bất kỳ cửa hàng thực phẩm sạch nào ra đời cũng được duy trì thành công. Vậy muốn khởi nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch cần lưu ý những gì?
1.Những điều cần chuẩn bị khi mở cửa hàng kinh doanh.
Thời điểm đầu là thời điểm đặt nền móng sơ khai cho công việc kinh doanh thực phẩm của bạn. Cần chuẩn bị qua từng giai đoạn:
- Chọn thương hiệu, logo cho cửa hàng của mình
Thị trường kinh doanh thực phẩm sạch vô cùng màu mỡ và tiềm năng phát triển tuy nhiên rất nhiều chủ đầu tư khi mở cửa hàng thực phẩm sạch đã thất bại ngay từ những tháng đầu tiên. Nguyên nhân lớn nhất là không có khách hàng. Các sản phẩm sạch thường có thời gian bảo quản ngắn, dễ hư hỏng, số lượng hàng tồn lớn vì vậy việc xây dựng được niềm tin của khách hàng sẽ quyết định sự thành công của cửa hàng.
Thương hiệu giúp khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn và những gì mà cửa hàng có thể mang lại cho xã hội thông qua mô hình kinh doanh. Nó cần tạo được sự khác biệt và ấn tượng trong cái tên, slogan, logo, nhận diện. Tên thương hiệu không nên quá dài hay khó nhớ, cũng không thể trùng lặp khiến khách hàng khó tìm.
Bất kỳ ý tưởng nào cũng có thể được đưa ra để cùng thảo luận, góp ý. Ngoài ra, ông, bà chủ cũng có thể thuê một đơn vị truyền thông để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của cửa hàng ngay từ đầu.
- Chọn mặt bằng địa điểm
Điều này sẽ quyết định tới 40% sự thành công của mô hình kinh doanh. Cửa hàng thực phẩm sạch nên nằm ở khu vực tập trung dân cư có thu nhập tốt; gần trường học, chợ hoặc nơi đông nhân viên văn phòng. Với những khu đô thị xa chợ và siêu thị, bạn nên mở cửa hàng ở tầng một của khu chung cư để thuận tiện cho người dân.
Diện tích cửa hàng ban đầu nên rộng khoảng 35-50m2. Mặt tiền cần ít nhất 4m để người mua hàng thuận tiện trong việc đỗ xe. Vỉa hè trước mặt nên có bóng râm để tránh ánh nắng rọi trực tiếp vào cửa hàng, dễ làm hỏng thực phẩm bày bán bên trong.
Hiện nay, mức phí thuê mặt bằng dao động 6-12 triệu đồng một tháng đối với khu vực ngoại thành và 15-35 triệu đồng một tháng với khu trung tâm. Việc lựa chọn địa điểm hoàn toàn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của mỗi người. Với những người mới khởi nghiệp, mức an toàn để thuê một địa điểm kinh doanh là 10-15 triệu đồng.
- Tìm nguồn hàng uy tín
Một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên thành công của một cửa hàng thực phẩm sạch đó là nguồn hàng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng, ổn định về số lượng và chất lượng.
VD: Ở Hà Nội, chủ cửa hàng có thể tìm nguồn cung các mặt hàng rau củ quả, thịt, trứng tại các cơ sở hay bà con nông dân ở Hòa Bình, Sóc Sơn, Vĩnh Phúc.... Trái cây nhập khẩu uy tín có giấy phép từ nước ngoài, mặt hàng thủy hải sản có thể tìm đầu mối ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định… cà chua, cà rốt nhập từ Đà Lạt, tỏi Lý Sơn, mắm tép đặc sản miền Trung,… Đây đều là các khu vực nuôi trồng rau củ quả hay cung cấp thực phẩm được đánh giá cao về chất lượng.
Việc ưu tiên những nơi gần với cửa hàng giúp thực phẩm luôn tươi ngon cũng như tiết kiệm được chi phí vận chuyển và thời gian. Trước khi nhập hàng, chủ cơ sở cần tìm hiểu cách bảo quản từng loại thực phẩm, hiểu rõ về quy trình sản xuất, năng lực nhà cung cấp và ký hợp đồng cam kết hợp tác chặt chẽ giữa hai bên để gắn trách nhiệm của nhà sản xuất với sản phẩm của họ.
Cửa hàng thực phẩm sạch nên tập trung vào những dòng sản phẩm sản xuất theo phương pháp hữu cơ, sản phẩm tự nhiên, đặc sản vùng miền hoặc theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Nếu gặp khó khăn về nguồn hàng, chủ cửa hàng có thể liên hệ với chương trình "Nông Nghiệp Sạch" để được tư vấn và cung cấp địa chỉ mua nông sản đã được Cục quản lý chất lượng cấp phép.
- Lắp đặt hệ thống cửa hàng
Để cửa hàng hoạt động vận hành thuận lợi bạn cần trang bị:
- Lắp đặt hệ thống camere giám sát, bàn thu ngân, phần mềm quản lý bán hàng, máy tính, máy in…
- Hệ thống kệ trưng bày trong cửa hàng (có thể sử dụng loại kệ gắn kèm phun sương)
- Tủ mát trưng bày các sản phẩm động vật: bò, gà, lợn, vịt, cá hồi…
- Tủ mát trưng bày sản phẩm thực vật: hoa quả, rau củ…
- Tủ mát trưng bày nước giải khát
- Tủ đông mặt kính trưng bày các sản phẩm đông lạnh
- Tủ lạnh bảo quản các sản phẩm tồn không bán hết.
- Tuyển dụng nhân viên
Trong thời gian đầu hoạt động bạn cần chủ động trực tiếp bán và quản lý cửa hàng. Thuê 1-2 nhân viên để hỗ trợ bạn quản lý cửa hàng trong đó tập trung đào tạo thái độ phục vụ khách hàng.
Thời gian đầu tiên khách hàng cần được hỗ trợ và quan tâm nhất để tạo niềm tin và thói quen mua hàng. Sau khoảng 6 tháng hoạt động bạn có thể giao lại cửa hàng cho nhân viên và quản lý từ xa. Chi phí thuê nhân viên khoảng 5-8 triệu/ tháng tùy từng nhu cầu bạn cần hỗ trợ.
2.Mở cửa hàng thực phẩm, trái cây nhập khẩu cần bao nhiêu vốn?
Kinh nghiệm mở cửa hàng thực phẩm sạch bạn cần có vốn ít nhất từ 100 – 250 triệu. Tùy vào quy mô cửa hàng, mặt hàng kinh doanh mà số vốn sẽ thay đổi. Các chi phí cần được tính toán hợp lý để mang lại hiệu quả tối ưu tránh việc thua lỗ ngay từ những tháng đầu tiên.
- Chi phí thuê mặt bằng: đối với các khu vực trung tâm thành phố, quận huyện có mật độ dân số lớn với mặt bằng 50m2 giá thuê sẽ khoảng 30 – 40 triệu/ tháng. Tại các vùng lân cận hay quận mới phát triển số vốn bạn phải bỏ ra thuê mặt bằng sẽ thấp hơn khoảng 5 – 15 triệu/ tháng.
- Chi phí nhập hàng hóa ban đầu: Hàng hóa thực thẩm tươi sống không thể bảo quản được lâu nên bạn chưa cần nhập quá nhiều hàng hóa ngay từ đầu. Chi phí hàng khoảng 10-15 triệu.
- Lắp đặt hệ thống cửa hàng: các thiết bị cần thiết để cửa hàng hoạt động bao gồm hệ thống quản lý, điện nước, kệ trưng bày và tủ lạnh… bạn cần từ 30 – 45 triệu.
- Chi phí thuê nhân viên: mỗi cửa hàng bạn chỉ cần từ 1-2 nhân viên giúp bạn hỗ trợ quản lý cửa hàng 8 – 12 triệu/ tháng.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.