Quy Trình Cấp Mã Số Cơ Sở Nuôi Chim Yến Và Các Biện Pháp Quản Lý Mã Số

CỤC CHĂN NUÔI - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 được quy định trong Điều 64. Quản lý nuôi chim yến
  • Nghị định số 13/2020/NĐ-CP, ngày 21/1/2020 của Chính Phủ, hướng dẫn chi tiết tại Điều 26 và các Thông tư hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ 01/01/2020 đã có những quy định cụ thể về quản lý chăn nuôi chim yến điều kiện nuôi, sơ chế và đặc biệt quy định chất lượng tổ yến sơ chế.
  • Quyết định số 124/2004/QĐ-TT ngày 8//7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam.
  • Thông tư số 20/2019/TT-BNNPTNT, ngày 22/11/2019 của Bộ NNPTNT, quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
  • Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 quy định về hoạt động chăn nuôi. "Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo biểu mẫu quy địn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này" (Khoản 2 Điều 4).

CĂN CỨ THỰC TIỄN

  • Thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Nông Nghiệp và PTNT tại Quyết định số 5275/QĐ-BNN-VP ngày 31/12/2021, Cục Chăn nuôi đã phối hợp với Tập đoàn VNPT xây dựng phần mền cập nhật cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi, cơ sở thức ăn chăn nuôi.
  • Công văn số 8107/BNN-TY ngày 01/12/2022 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT giao Cục Chăn nuôi xây dựng dữ liệu quốc gia về số lượng nhà nuôi chim yến, sản lượng tổ yến sát với thực tế, có độ chính xác cao để phục vụ công tác quản lý, xuất khẩu; đồng thời chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan với Cục Thú Y để cung cấp theo yêu cầu của Trung Quốc.

MÔ HÌNH CỦA HỆ THỐNG

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN

QUY TRÌNH ĐĂNG KÍ TRÊN HỆ THỐNG

KÊ KHAI HOẠT ĐỘNG NUÔI CHIM YẾN

Luật chăn nuôi

Điều 54. Kê khai hoạt động chăn nuôi

1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoặt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã. 

2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai, thời điểm kê khai và mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi.

Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT

Điều 4. Kê khai hoạt động chăn nuôi 

1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi về loại, số lượng vật nuôi theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi từ ngày 25 đến ngày 30 của tháng cuối quý theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KÊ KHAI NHÀ NUÔI CHIM YẾN

Điều 54. Kê khai hoạt động chăn nuôi (Luật Chăn nuôi)

1. Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với uỷ ban nhân dân cấp xã.

Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT

Điều 7. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

1. Cục Chăn nuôi có trách nhiệm: Tổ chức triển khai kê khai hoạt động chăn nuôi và các nội dung liên quan đến hoạt động chăn nuôi trên phạm vi cả nước.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: Tổng hợp báo cáo kết quả kê khai hoạt động chăn nuôi trên địa bàn về Cục Chăn nuôi định kỳ trước ngày 10 tháng đầu tiên của quý tiếp theo hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TẠI ĐỊA PHƯƠNG

  • 29/63 tỉnh/TP (46%) ban hành nghị quyết của HĐND về khu vực không được phép chăn nuôi.
  • 26/63 tỉnh/TP (41,3%) có nghị quyết về vùng nuôi chim yến.
  • 24/63 tỉnh/TP (38,1%) đã ban hành chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi.
  • 34/63 tỉnh/TP (61,9%) ban hành quyết định về mật độ chăn nuôi.
  • 45/63 tỉnh/TP (71,4%) ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI NĂM 2023

  • Gía trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng khoảng 5,5-6,0% so với năm 2022
  • Tổng sản lượng thịt lợn các loại đạt khoảng 7,0-7,5 triệu tấn (tăng 5,0-5,5%)
  • Sản lượng trứng các loại khoảng 19,1 tỷ quả (tăng 8%)
  • Sản lujowngj mật ong là 60 nghìn tấn
  • Sản lượng tổ yến đạt 150 tấn

BẢN DỒ SỐ LƯỢNG NHÀ YẾN NĂM 2021 TẠI CÁC TỈNH THÀNH

CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TỔ YẾN SƠ CHẾ 

(Theo Nghị Định 13/2020/NĐ-CP)

ỨNG DỤNG QUẢN LÝ CHO XUẤT KHẨU TỔ YẾN

Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đang thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu của phía nhà nhập khẩu: 

- CSDL về gián sát dịch bệnh (đối với cơ sở nuôi yến)

- CSDL về ATTP đối với tổ yến

- Truy xuất nguồn gốc cả chuỗi liên kết từ nhà/hang yến đến nơi tiêu thụ.

Hệ thống ứng dụng phần mền làm công cụ quản lý toàn bộ hoạt động, kết nối trong chuỗi:

Quản lý nuôi chim yến được quy định tại Điều 64 và điểm h khoản 1 Điều 80 Luật Chăn nuôi, Điều 25 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn Nuôi, Điều 4 và Phụ lục II, III, Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi:

- Đối với nhà yến xây dựng mới vào thời điểm sau khi Luật Chăn nuôi có hiệu lực ban hành thì vị trí xây dựng phải thuộc "vùng nuôi chim yến" do Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, đồng thời đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 điều 25 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP.

+ Khi đi vào hoạt động, với quy mô tối thiểu 01 nhà yến phải thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Điều 54 Luật Chăn nuôi và Phụ lục II, III Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT.

+ Luật Chăn nuôi không quy định nhà yến thuộc đối tượng phải đánh giá và cấp Chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi trước khi đi vào hoạt động, do vậy, việc cấp phép xây dựng nhà yến thực hiện theo quy định pháp luật về lĩnh vực xây dựng, có các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, những thiết bị để dẫn dụ yến phát ra âm thanh có cường độ đo tại miệng loa không được vướt quá 70dBA (đề xi ben A).

- Đối với cơ sở khai thác, sơ chế, bảo quản tổ yến phải đáp ứng các điều kiện quy định taijkhoanr 3 Điều 25 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP và không thuộc đối tượng phải cấp phép đủ điều kiện trước khi đi vào hoạt động. 

Trong quá trình hoạt động, cơ sở nuôi chim yến, khai thác, sơ chế, bảo quản tổ yến chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền về điều kiện chăn nuôi, kê khai hiatj động chăn nuôi và các quy định pháp luật khác liên quan.

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

ỨNG DỤNG CỦA TỦ CẤP ĐÔNG NHANH BẰNG NITƠ LỎNG

🌡️ Tủ cấp đông bằng nitơ lỏng là gì? Tủ cấp đông nhanh bằng nitơ lỏng (liquid nitrogen quick freezer) là thiết bị sử dụng khí nitơ hóa lỏng ở nhiệt độ -196°C để làm lạnh tức thì thực phẩm hoặc sản phẩm sinh học. Khác với cấp đông truyền thống, cấp đông bằng nitơ lỏng rút ngắn đáng kể thời gian làm đông (chỉ vài phút), đồng thời bảo toàn chất lượng và kết cấu sản phẩm tối ưu. I. ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 1. Cấp đông hải sản cao cấp Cấp đông sashimi, hải sản tươi sống...

Tại sao phải cấp đông nhanh mì hàn quốc ???

Việc cấp đông nhanh mì Hàn Quốc là bước quan trọng và bắt buộc nếu bạn muốn sản xuất, bảo quản và phân phối sản phẩm đúng chuẩn – an toàn – tiện lợi, nhất là trong mô hình sản xuất hàng loạt hoặc chuỗi nhà hàng. Dưới đây là những lý do chi tiết: 1. Giữ nguyên chất lượng sợi mì sau rã đông Mì Hàn Quốc – như naengmyeon, jjajangmyeon, bibimmyeon – thường có độ dai, mềm và kết cấu đặc trưng. Nếu cấp đông chậm (hoặc chỉ để ngăn đông thông thường), tinh thể đá lớn sẽ hình thành,...

CẤP ĐÔNG NHANH MÌ HÀN QUỐC – GIẢI PHÁP CHO SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP

1. TẠI SAO PHẢI CẤP ĐÔNG NHANH MÌ HÀN QUỐC? Mì Hàn Quốc – từ các loại mì tươi như Jjajangmyeon, Bibimmyeon, Naengmyeon – đều có đặc trưng là mềm – dai – tươi ngon, khó bảo quản lâu nếu chỉ dùng tủ mát thông thường. Nếu không cấp đông nhanh: Mì dễ chua, mốc, hoặc khô rút nước sau 1–2 ngày. Vi sinh phát triển mạnh, không đáp ứng được quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Không thể vận chuyển đi xa hoặc phân phối theo chuỗi. Cấp đông nhanh là giải pháp bắt buộc nếu: Bạn muốn sản xuất hàng loạt, phân phối...

ỨNG DỤNG TỦ CẤP ĐÔNG NHANH TRONG CẤP ĐÔNG BÁNH MÌ

I. Tại sao cần cấp đông bánh mì? Trong ngành sản xuất và phân phối bánh mì hiện đại, đặc biệt với các mô hình chuỗi cửa hàng, nhượng quyền, hoặc sản xuất quy mô lớn, nhu cầu bảo quản bánh đúng chuẩn nhưng vẫn giữ chất lượng tươi mới là rất cao. Giải pháp tối ưu hiện nay chính là cấp đông nhanh, giúp: Giảm hao hụt khi sản xuất hàng loạt Giữ chất lượng đồng đều giữa các lô bánh Tăng tuổi thọ sản phẩm Tối ưu vận hành trong mô hình "bán bánh nướng tại chỗ từ bánh cấp đông" II. Lợi ích...

Nỗi lo của người sử dụng kho lạnh bảo quản khi bước vào mùa nóng

Khi mùa hè đến, nhiệt độ môi trường tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn là nỗi lo lớn với các doanh nghiệp đang vận hành kho lạnh bảo quản thực phẩm, nông sản, dược phẩm. Nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng, hệ thống kho lạnh rất dễ gặp sự cố, gây tổn thất nghiêm trọng về hàng hóa và chi phí vận hành.

TỦ CẤP ĐÔNG NHANH MINKE TRONG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THỰC PHẨM (R&D)

Trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thực phẩm, việc kiểm soát chất lượng trong từng giai đoạn bảo quản là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm, cảm quan sản phẩm và giá trị dinh dưỡng sau chế biến. 

Ưu điểm của kho sấy bơm nhiệt trong sấy nông sản – Giải pháp tối ưu cho chất lượng và hiệu quả!

Trong ngành chế biến nông sản, việc lựa chọn công nghệ sấy phù hợp đóng vai trò then chốt trong việc giữ chất lượng sản phẩm và tối ưu chi phí sản xuất. Trong số các giải pháp hiện đại hiện nay, kho sấy bơm nhiệt trong sấy nông sản đang được nhiều doanh nghiệp và hợp tác xã ưu tiên lựa chọn nhờ hàng loạt ưu điểm vượt trội.

Xu thế phát triển công nghệ sấy nông sản trong những năm tới

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nhu cầu tiêu dùng an toàn – tiện lợi tăng cao và áp lực cạnh tranh từ thị trường xuất khẩu, việc bảo quản và chế biến sau thu hoạch đang trở thành yếu tố sống còn của ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, công nghệ sấy nông sản đóng vai trò then chốt giúp nâng cao giá trị, kéo dài thời gian bảo quản và giảm thất thoát sau thu hoạch.

Phát triển bởi NamPhuThai. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
hotline 0932266758 hotline 0932266758
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng