Một Số Lưu Ý Về Mã Số Vùng Trồng, Cơ Sở Đóng Gói Đối Với Các Mặt Hàng Chanh Leo, Sầu Riêng, Khoai Lang, Chuối Xuất Khẩu Sang Thị Trường Trung Quốc.

Phần I: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KDTV

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT CỦA CÁC NƯỚC

Các nước thành viên WTO phải tuân thủ các quy định:

1. Kiểm dịch thực vật theo Công ước quốc tế Bảo vệ thực vật (IPPC):

Yêu cầu cơ bản đối với mặt hàng quả tươi là phải có giấy Chứng nhận Kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền cấp và lô hàng không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật.

2. Hiệp định các biện pháp vệ sinh - an toàn thực phẩm (SPS):

Không có dư lượng thuốc BVTV vượt mức giới hạn tối đa cho phép (MRL).

Thị trường nhập khẩu chỉ cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản về KDTV:

Các thị trường khối EU:

 Các thị trường các nước phát triển:

THÔNG TIN VỀ QUY ĐỊNH CỦA THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

Các loại trái cây được phép xuất khẩu sang Trung Quốc:

  • Gồm 07 loại trái cây xuất khẩu truyền thống bao gồm: xoài, thanh long, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít và 05 loại xuất khẩu theo hình thức kí kết Nghị định thư là măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối và khoai lang.
  • Xuất khẩu tạm thời với chanh leo và ớt tươi.
  • Các mặt hàng đang tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường: Bưởi, na, dừa, roi, chanh ta,...
  • Lô hàng xuất khẩu phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
  • Không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của Trung Quốc.

Yêu cầu nhập khẩu của các nước

Các nước như Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đưa ra yêu cầu về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đối với nông sản xuất khẩu.

Từ 2018, Trung Quốc cũng đưa ra yêu cầu về MSVT và CSĐG.

Triển khai thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu:

  • Quy định khác nhau đối với từng sản phẩm.
  • Sản phẩm giống nhau nhưng quy định mỗi thị trường khác nhau.

Mã số vùng trồng cấp theo định kỳ, có thời hạn tuỳ theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Phần II: YÊU CẦU VỀ VÙNG TRỒNG VÀ CƠ SỞ ĐÓNG GÓI XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC

Đối với Vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc:

  • Phải được đăng ký với MARD.
  • Đảm bảo rằng khoai lang được sản xuất bởi các tổ chức, cá nhân đáp ứng yêu cầu của Nghị định thư.

MARD sẽ gửi danh sách này cho GACC phê duyệt.

  • Danh sách này sẽ được đăng ký sau khi GACC rà soát.
  • Danh sách này sẽ được cập nhật thường xuyên và công bố trên trang web chính thức của GACC.

Yêu cầu về vùng trồng xuất khẩu sang Trung Quốc

1. Áp dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)

2. MARD giám sát đối tượng KDTV mà GACC quan tâm.

3. Không có các đối tượng KDTV mà GACC quan tâm.

4. Theo dõi và giám sát SVGH bởi cán bộ kỹ thuật.

5. Lưu trữ hồ sơ giám sát và phòng trừ SVGH.

CƠ SỞ ĐÓNG GÓI

  • Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc.
  • Sau khi đóng gói phải bảo quản ở khu vực riêng biệt không để chung với hàng xuất khẩu sang các thị trường khác.
  • Áp dụng các biện pháp kiểm soát SVGH.
  • Trên mỗi hộp hàng Xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải in bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung tên vùng trồng, tên cơ sở đóng gói, mã số đăng ký,...
  • Trên hộp ghi dòng chữ tiếng Trung hoặc tiếng Anh: "Exported to the People's Republic of China" (输往中华人民共和国)

  • Khu vực đóng gói phải vệ sinh sạch sẽ và phải có nền cứng.

  • Vật liệu đóng gói phải sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, chưa qua sử dụng và tuân thủ các yêu cầu về KDTV.

  • Vật liệu đóng gói bằng gỗ tuân thủ ISPM 15.

  • Container chứa lô hàng phải sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh và phải được khử trùng.

    • MARD phải thực hiện lấy mẫu kiểm tra KDTV.

    • Trong quá trình kiểm tra phát hiện đối tượng kiểm dịch mà Trung Quốc quan tâm lô hàng sẽ không được xuất khẩu.

    • MARD cấp giấy chứng nhận KDTV theo quy định của ISPM 12 (tên, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, số container, số seal).

    • Khai báo bổ sung của Giấy chứng nhận KDTV: "This consignment complies with the requirements specified in the Protocol of Phytosanitary Requirements for Export of sweet potato from Vietnam to China, and is free from quarantine pests of concern to China" (ví dụ cho lô hàng là khoai lang).

CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM SẼ TIẾN HÀNH XỬ LÝ

(I) Lô hàng không có Giấy chứng nhận KDTV hợp lệ sẽ bị trả lại hoặc tiêu huỷ;

(II) Lô hàng của các cơ sở chế biến chưa đăng ký sẽ bị trải lại hoặc tiêu huỷ;

(III) Nếu phát hiện đất, lô hàng sẽ bị trả lại hoặc tiêu huỷ;

(IV) Nếu phát hiện thấy đối tượng KDTV mà Trung Quốc quan tâm, các đối tượng KDTV còn sống khác, hoặc tìm thấy tàn dư thực vật, lô hàng sẽ được xử lý, trả lại hoặc tiêu huỷ;

(V) Nếu phát hiện trường hợp không tuân thủ các yêu cầu kiểm tra và kiểm dịch nhập khẩu khác của Trung Quốc, lô hàng sẽ bị xử lý theo luật và quy định có liên quan.

  • Trước khi thương mại được tiến hành chính thức, GACC sẽ cử cán bộ để thực hiện kiểm tra thực địa hoặc kiểm tra trực tuyến.
  • GACC  có thể thực hiện đánh giá nguy cơ dịch hại bổ sung.
  • GACC sẽ thảo luận và thống nhất với MARD trong trường hợp điều chỉnh danh mục đối tượng KDTV và các biện pháp KDTV.
  • GACC  có thể cử chuyên gia sang Việt Nam để đánh giá bổ sung, kiểm tra thực tế.
  • Phía Việt Nam sẽ hợp tác và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc kiểm tra.

1. CHANH LEO 

Năm 2016, Cục Bảo Vệ thực vật (BVTV) đã khởi động quá trình đàm phán để mở cửa thị trường cuất khẩu chanh leo sang Trung Quốc.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã có văn bản đồng ý nhập khẩu thí điểm quả chanh leo Việt Nam bắt đầu từ tháng 07/2022.

Danh sách các cặp cửa khẩu được phép nhập khẩu quả chanh leo tươi từ Việt Nam.

  • Cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan
  • Cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài
  • Cửa khẩu CỐC Nam - Bằng Tường
  • Ga đường sắt Đồng Đăng - Bằng Tường.
  • Cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng
  • Cửa khẩu Trà Lĩnh - Long Bang
  • Cửa khẩu Tà Lùng -  Thuỷ Khẩu.

Đối tượng KDTV trên chanh leo:

2. KHOAI LANG

Đối tượng KDTV trên khoai lang:

3. CHUỐI

Chuối còn xanh được thu hoạch trong vòng từ 10-16 tuần sau khi ra hoa.

Chuối chín hoặc nứt vỏ sẽ không được xuất khẩu ang Trung Quốc.

Đối tượng KDTV trên chuối:

4. SẦU RIÊNG

Đối tượng KDTV trên sầu riêng:

 

  

 

 

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

ỨNG DỤNG CỦA TỦ CẤP ĐÔNG NHANH BẰNG NITƠ LỎNG

🌡️ Tủ cấp đông bằng nitơ lỏng là gì? Tủ cấp đông nhanh bằng nitơ lỏng (liquid nitrogen quick freezer) là thiết bị sử dụng khí nitơ hóa lỏng ở nhiệt độ -196°C để làm lạnh tức thì thực phẩm hoặc sản phẩm sinh học. Khác với cấp đông truyền thống, cấp đông bằng nitơ lỏng rút ngắn đáng kể thời gian làm đông (chỉ vài phút), đồng thời bảo toàn chất lượng và kết cấu sản phẩm tối ưu. I. ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 1. Cấp đông hải sản cao cấp Cấp đông sashimi, hải sản tươi sống...

Tại sao phải cấp đông nhanh mì hàn quốc ???

Việc cấp đông nhanh mì Hàn Quốc là bước quan trọng và bắt buộc nếu bạn muốn sản xuất, bảo quản và phân phối sản phẩm đúng chuẩn – an toàn – tiện lợi, nhất là trong mô hình sản xuất hàng loạt hoặc chuỗi nhà hàng. Dưới đây là những lý do chi tiết: 1. Giữ nguyên chất lượng sợi mì sau rã đông Mì Hàn Quốc – như naengmyeon, jjajangmyeon, bibimmyeon – thường có độ dai, mềm và kết cấu đặc trưng. Nếu cấp đông chậm (hoặc chỉ để ngăn đông thông thường), tinh thể đá lớn sẽ hình thành,...

CẤP ĐÔNG NHANH MÌ HÀN QUỐC – GIẢI PHÁP CHO SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP

1. TẠI SAO PHẢI CẤP ĐÔNG NHANH MÌ HÀN QUỐC? Mì Hàn Quốc – từ các loại mì tươi như Jjajangmyeon, Bibimmyeon, Naengmyeon – đều có đặc trưng là mềm – dai – tươi ngon, khó bảo quản lâu nếu chỉ dùng tủ mát thông thường. Nếu không cấp đông nhanh: Mì dễ chua, mốc, hoặc khô rút nước sau 1–2 ngày. Vi sinh phát triển mạnh, không đáp ứng được quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Không thể vận chuyển đi xa hoặc phân phối theo chuỗi. Cấp đông nhanh là giải pháp bắt buộc nếu: Bạn muốn sản xuất hàng loạt, phân phối...

ỨNG DỤNG TỦ CẤP ĐÔNG NHANH TRONG CẤP ĐÔNG BÁNH MÌ

I. Tại sao cần cấp đông bánh mì? Trong ngành sản xuất và phân phối bánh mì hiện đại, đặc biệt với các mô hình chuỗi cửa hàng, nhượng quyền, hoặc sản xuất quy mô lớn, nhu cầu bảo quản bánh đúng chuẩn nhưng vẫn giữ chất lượng tươi mới là rất cao. Giải pháp tối ưu hiện nay chính là cấp đông nhanh, giúp: Giảm hao hụt khi sản xuất hàng loạt Giữ chất lượng đồng đều giữa các lô bánh Tăng tuổi thọ sản phẩm Tối ưu vận hành trong mô hình "bán bánh nướng tại chỗ từ bánh cấp đông" II. Lợi ích...

Nỗi lo của người sử dụng kho lạnh bảo quản khi bước vào mùa nóng

Khi mùa hè đến, nhiệt độ môi trường tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn là nỗi lo lớn với các doanh nghiệp đang vận hành kho lạnh bảo quản thực phẩm, nông sản, dược phẩm. Nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng, hệ thống kho lạnh rất dễ gặp sự cố, gây tổn thất nghiêm trọng về hàng hóa và chi phí vận hành.

TỦ CẤP ĐÔNG NHANH MINKE TRONG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THỰC PHẨM (R&D)

Trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thực phẩm, việc kiểm soát chất lượng trong từng giai đoạn bảo quản là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm, cảm quan sản phẩm và giá trị dinh dưỡng sau chế biến. 

Ưu điểm của kho sấy bơm nhiệt trong sấy nông sản – Giải pháp tối ưu cho chất lượng và hiệu quả!

Trong ngành chế biến nông sản, việc lựa chọn công nghệ sấy phù hợp đóng vai trò then chốt trong việc giữ chất lượng sản phẩm và tối ưu chi phí sản xuất. Trong số các giải pháp hiện đại hiện nay, kho sấy bơm nhiệt trong sấy nông sản đang được nhiều doanh nghiệp và hợp tác xã ưu tiên lựa chọn nhờ hàng loạt ưu điểm vượt trội.

Xu thế phát triển công nghệ sấy nông sản trong những năm tới

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nhu cầu tiêu dùng an toàn – tiện lợi tăng cao và áp lực cạnh tranh từ thị trường xuất khẩu, việc bảo quản và chế biến sau thu hoạch đang trở thành yếu tố sống còn của ngành nông nghiệp Việt Nam. Trong đó, công nghệ sấy nông sản đóng vai trò then chốt giúp nâng cao giá trị, kéo dài thời gian bảo quản và giảm thất thoát sau thu hoạch.

Phát triển bởi NamPhuThai. Cung cấp bởi Sapo.
Lên đầu trang
hotline 0932266758 hotline 0932266758
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng