Phải nói rằng, đây là các món ăn vặt mang tính chất giải khát có thể tận dụng để kinh doanh trong cả mùa lạnh và mùa nóng. Thưởng thức kem vừa giúp cơ thể sảng khoái, giải tỏa stress lại là yếu tố gắn kết bạn bè, người thân với nhau, nên bán kem là một lựa chọn khá thiết thực cho bạn.
Thực tế hiện nay có rất nhiều tiệm kem mở ra, nhưng để thỏa mãn được mọi nhu cầu của khách hàng, đặc biệt trong mùa hè nóng bức thì chưa có. Một tiệm kem tươi ngon được đánh giá ở nhiều mặt, trong đó có giá cả, chất lượng kem, sự đa dạng các loại kem, cách bày trí quán, phong cách phục vụ,…giúp khách thường xuyên ghé thăm hơn.
Ngoài việc bạn đầu tư mở quán bán kem tươi, thuê mặt bằng và các vật dụng đựng kem, bảo quản và làm kem, bạn hoàn toàn có thể bán kem tươi online qua các ứng dụng đặt đồ ăn, website và fanpage, Instagram....
Mở quán kinh doanh kem tươi cần gì? Kinh doanh kem tươi cần bao nhiêu vốn? Mô hình quán kem nhỏ nào được ưa chuộng hiện nay?...
1.Chi phí ban đầu để mở một cửa hàng kem tươi?
Cũng giống như kinh doanh các sản phẩm khác, điều đầu tiên quyết định bạn có thể kinh doanh kem tươi hay không là nhờ vào vốn. Vốn đầu tư tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà bạn chọn lựa.
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, ít vốn thì nên mở quán kem tươi quy mô nhỏ. Còn nếu có nhiều vốn, có kinh nghiệm quản lý rồi thì bạn có thể mở quán kem tươi ở quy mô vừa và lớn. Một mô hình quán kem tươi nhỏ sẽ giúp bạn khởi nghiệp dễ dàng hơn là quy mô to. Với một mô hình nhỏ, nguồn vốn bạn cần chuẩn bị dao động từ 50 – 100 triệu đồng. Số tiền này được chi cho các khoản sau:
- Tiền đặt cọc và thuê mặt bằng – cửa hàng kinh doanh.
- Tiền sửa chữa và thiết kế quán kem nhỏ.
- Tiền mua sắm các dụng cụ làm kem, bàn ghế, tủ kệ trưng bày.
- Tiền sắm các trang bị, vật dụng, máy móc làm kem tươi kinh doanh nhỏ, tủ đông cho kem, cốc, ly, đĩa đựng kem, nguyên liệu làm kem và những loại thiết bị khác.
- Nguồn tiền dự phòng riêng để chuẩn bị cho những tháng đầu khi kinh doanh kem chưa hoàn vốn.
a.Chi phí đầu tư cho máy làm kem
Bạn cần 1 máy làm kem tươi cho quán nhỏ với giá khoảng 30 – 40 triệu. (Mua máy cũ khoảng 10 – 20 triệu), tủ đông 10 triệu, thêm bàn ghế, cốc, chén, ly, thìa… khoảng 15 triệu nữa.
Như vậy mới mô hình này bạn cần phải có 50 – 70 triệu mới có thể lo liệu xong những bước đầu cho kinh doanh kem tươi. Còn đối với kinh doanh kem tươi với quy mô lớn hơn, ước chừng bạn phải mất khoảng 200 triệu cho vốn đầu tư đấy. Khi đã có các vật dụng máy móc làm kem tươi, bạn phải mua nguyên liệu làm kem. Trung bình một gói bột kem 1,3kg sẽ có giá là 60.000 đồng.
b.Chi phí cho mặt bằng
Địa điểm kinh doanh ảnh hưởng tới việc kinh doanh kem tươi của bạn. Nếu chọn quán to, có mặt tiền đẹp, nằm trong khu vực sầm uất, đông dân cư thì mức vốn đặt cọc, thuê nhà khá cao. Mức giá thuê dao động từ 10 – 20 triệu/tháng.
Nhưng nếu có vốn ít, hãy chọn những địa điểm kinh doanh kem tươi ở trong ngõ nhưng vẫn gần các trường học (đại học, cao đẳng, trung cấp, cấp 3,2,1), gần các chợ, các trung tâm thương mại,…
Bởi đây là món ăn giá cả và sở thích rất phù hợp với đối tượng trẻ như: học sinh, sinh viên. Do đó, hãy tận dụng khu vực đông giới trẻ để bán hàng nhé! Nếu thuê mặt bằng trong ngõ thì chi phí sẽ rẻ hơn, khoảng 3 – 7 triệu/tháng.
Nếu bạn có ít vốn thì nên chọn mặt bằng vừa phải, không cần quá lớn làm gì. Chỉ cần vài chiếc ghế - bàn nhựa, bảng menu, ô che… cũng đủ giúp bạn bắt đầu kinh doanh kem tươi được rồi. Vị trí quán được coi là yếu tố quyết định tới việc thành công của tiệm kem.
c.Chi phí cho nhân công
Việc thuê nhân viên nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô của quán. Bạn cần phải có ít nhất 3 nhân viên để quán có thể hoạt động được. Khi mới bắt đầu, có thể chưa có khách thì bạn và những người thân trong gia đình hãy cùng nhau phụ giúp quán để tiết kiệm chi phí.
Thế nhưng nếu người thân trong nhà không giỏi trong lĩnh vực này, bạn vẫn cần phải có 1 nhân viên làm kem, 1 người phục vụ, 1 người thu ngân, còn bạn – chủ quán có thể làm giám sát. Tiền thuê nhân viên có thể dao động từ 8 – 15 triệu/tháng tùy từng khu vực kinh doanh (thành phố hay vùng quê).
Đối với quy mô lớn hơn, nhất định phải có 1 người làm kem, 1 người thu ngân, 2 người làm phục vụ, 1 người trông xe.
d.Sản lượng theo ngày và giá bán thành phẩm
Theo nghiên cứu và việc điều tra thị trường, việc bán kem tươi đem lại lợi nhuận khá hấp dẫn. Hầu hết các cách làm kem tươi kinh doanh đều rất đơn giản, bạn có thể tìm kiếm hằng trăm loại công thức trên mạng. Chỉ cần mua bột kem (phôi kem) pha với nước, trộn đều rồi cho hỗn hợp vào máy làm kem tự động. Bạn sẽ có sản phẩm chỉ trong vòng 15 phút.
Trung bình một gói bột kem 1,3kg sẽ có giá là 60.000 đồng. Nếu pha 1,3kg này với 3,5 lít nước sẽ ra 5kg -7kg kem tươi tương đương với 70 – 80 cây kem. Việc ra nhiều kem hay ít phụ thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của từng người.
Đối với các quán kem bình dân, giá thường rơi vào 20.000 – 50.000 đồng/phần. Còn đối với những quán kem Ý hoặc quán kem có thương hiệu riêng thì giá kem từ 50.000 – 100.000 đồng/phần là điều bình thường.
Tính trung bình, nếu bán trong ngày hết 5kg kem tươi (khoảng 70 – 80 phần kem), thì sẽ thu về ít nhất 1.500.000 – 3.500.000 đồng. Sau khi trừ đi tất cả các chi phí như công sản xuất, thuê mặt bằng, thuê nhân viên,.. thì mức lợi nhuận từ bán kem tươi rơi vào khoảng 35 – 45% doanh thu.
Nếu vào những ngày trời nóng, số lượng kem tiêu thụ sẽ kem tăng cao. Một quán kem có thể bán được vài trăm phần kem một ngày là chuyện rất bình thường. Chưa kể nếu đã có kinh nghiệm, bạn sẽ biết cách tối ưu hóa chi phí mà vẫn làm được nhiều kem hơn, gia tăng nguồn lợi nhuận thu được.
Có thể thấy được thị trường bán kem tươi hiện nay rất ổn định, ít biến động, khả năng cạnh tranh có nhưng không quá gay gắt. Đối tượng khách hàng đa dạng không phân biệt tuổi tác, giới tính, công việc, trình độ, miễn là có niềm yêu thích với kem là được. Hơn nữa, giá để có một ly kem cũng khá rẻ nên ai cũng dễ dàng mua được.
Chúc bạn thành công với những chia sẻ trên của chúng tôi!!!