Trái cây đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng con người, không chỉ cung cấp cho con người những chất dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp cho quá trình tiêu hóa các chất dinh dưỡng khác một cách dễ dàng.
Hấp thụ nhiều loại trái cây còn giúp cơ thể tránh được nhiều loại bệnh. Mô hình chế biến nước ép trái cây đang được giới kinh doanh đánh giá là một trong những hướng đi thức thời và phù hợp.
1.Chi phí đầu tư ban đầu?
Do nhu cầu ăn uống ngày càng cao, vấn đề sức khỏe được đặt lên hàng đầu, chính vì vậy, những loại đồ uống hoa quả tự nhiên có lợi luôn được coi trọng và đang dần thay thế các loại đồ uống có hại khác. Nắm bắt xu thế đó, những năm gần đây không ít người đã lựa chọn mô hình chế biến kinh doanh nước ép trái cây làm con đường “start up” cho chính mình. Vậy làm sao để kinh doanh nước ép trái cây thành công? Và cần đâu tư máy móc gì? Chi phí như thế nào?
a.Cần thiết bị gì? chi phí thiết bị? chi phí nguyên liệu?
Khi bắt đầu kinh doanh nước ép trái cây, bạn cần tìm các nhà cung cấp vật dụng, thiết bị và dụng cụ cần thiết để phục vụ cho việc kinh kinh doanh của cửa hàng mình. Bạn hãy sắm cho mình các dụng cụ cơ bản sau:
- Tủ trưng bày trái cây và quầy pha chế đơn giản: giá khoảng 5-7 triệu đồng.
- Máy xay sinh tố, máy ép: giá khoảng 5-10 triệu đồng.
- Tủ lạnh, tủ mát:10-20 triệu đồng
- Các loại cốc, ly, thìa, ống hút, bàn , ghế: khoảng 5-7 triệu đồng
- Các nguyên liệu làm nước ép trái cây: hoa quả tươi, đường, đá,… Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm một số nguyên liệu khác như sữa tươi, syrup, topping…. nếu muốn kết hợp thêm kinh doanh sinh tố hay đồ uống khác. Tùy theo thời giá trái cây nhập tươi theo ngày dao động 500.000đ-1 triệu đồng.
Như vậy chi phí thiết bị dao động trong khoảng 40-50 triệu đồng.
Nếu bạn muốn khách hàng nhớ đến quán của mình, bạn nên dán tem nhãn trên các ly nước uống, cung cấp các thông tin cần thiết như địa chỉ, số điện thoại. Khách hàng có thể liên hệ cho bạn khi họ muốn mua nước ép trái cây.
b.Chi phí và lựa chọn mặt bằng?
Thông thường, khi kinh doanh quán nước ép trái cây bạn nên ưu tiên khảo sát tại những vị trí như: Gần các tòa nhà văn phòng, khu tổ hợp ăn uống, trường học, khu ký túc xá, nhà trọ sinh viên….
Có một lưu ý nhỏ trước khi quyết định chọn địa điểm kinh doanh, bạn hãy tham khảo hàng xóm xung quanh những thông tin như:
- Trước đây quán đã kinh doanh gì?
- Vì sao lại ngừng kinh doanh ở đây?
- Quán này được xây dựng trên đất gì? (đất thổ cư, đất trồng cây, đất nằm trong quy hoạch, đất nghĩa trang,...)
Bạn cần hiểu rõ địa điểm quán mình muốn thuê để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình buôn bán (tranh chấp đất đai, ế khách do vị trí không thuận lợi, đất dữ…)
Chi phí cho một mặt bằng thuận lợi rơi vào khoảng 8-10 triệu đồng/tháng.
c.Chi phí nhân viên?
Đối với mô hình chế biến kinh doanh nước ép trái cây thì số lượng nhân viên không cần có nhiều bởi đây là mô hình vốn ít lợi nhuận cao. Tuy theo mô hình kinh doanh bạn có thể cần 1 – 5 người công sự để hỗ trợ bạn trong việc bán hàng.
Bạn có thể cân nhắc tuyển chọn các bạn sinh viên làm việc part time, với lợi thế giới trẻ năng động nhiệt tình sẽ là điểm thu hút đối với quán của bạn và có thể giúp các bạn sinh viên có thêm thu nhập cho công việc học của mình.
Ngoài ra, việc đào tạo nhân sự – nhân viên bán hàng cũng rất quan trọng. Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp cả về phong cách phục vụ lẫn lĩnh vực pha chế sẽ giúp cửa hàng của bạn thu hút được nhiều khách hơn. Hãy đào tạo nhân viên theo cách phục vụ của quán bạn.
Mức chi Phí phải trả cho công việc bán hàng Part time từ 3-4 triệu đồng/người.
2.Lợi nhuận của mô hình chế biến nước trái cây ép?
Đối với giá bán trung bình của nước ép trái cây dao động từ 20.000đ-30.000đ/ly hoặc 10.000đ-20.000đ/chai. Giả sử, trung bình 1 ngày bạn bán khoảng 100-200 suất thì mức lợi nhuận thu về k hề nhỏ. Mức lợi nhuận này chỉ riêng đối với nước ép, đối với mô hình 1 quán nước bạn có thể kết hợp thêm nhiều món nước khác nhau để đa dạng menu và tăng thêm lợi nhuận.
3.Kinh nghiệm kiểm soát nguồn nguyên liệu.
Lấy sỉ trái cây tươi ngon ở đâu để về kinh doanh quán sinh tố, nước ép? Đây là các địa điểm nổi tiếng bạn có thể tham khảo.
- Chợ đầu mối trái cây Long Biên (Hà Nội)
Nằm ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình – gần trung tâm thủ đô Hà Nội nên rất tiện cho việc mua bán lưu thông hàng hóa. Bắt đầu họp chợ từ 22h mỗi ngày nên bạn có thể chủ động đi vào khung giờ này để lấy được hoa quả tươi phục vụ cho việc kinh doanh. Giá cả trái cây, nếu bạn mua với số lượng lớn, rẻ hơn khoảng 50% so với việc nhập lại từ các cửa hàng hoa quả bán lẻ khác.
- Chợ đầu mối trái cây ở TpHCM – Thủ Đức
Là nơi cung cấp nông sản thực phẩm và trái cây lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, nằm tại ven đường Xuyên Á, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức ngay cửa ngõ phía Đông TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh, miền Trung, miền Đông và Tây Nguyên.
Mặt hàng trái cây ở chợ mùa nào thức nấy, đa chủng loại: chôm chôm, bưởi, quýt, thanh long, sầu riêng, măng cụt, cam, nho, ổi, mận…
- Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)
Là chợ đầu mối lấy trái cây, hoa quả không thể bỏ qua với các chủ shop kinh doanh trái cây. Chợ chuyên buôn bán trái cây Tay Nam Bộ là chủ yếu, ngoài ra còn có các mặt hàng thực phẩm, nông sản khác. Chợ họp từ sớm tinh mơ cho tới 9- 10 giờ, cao điểm từ 7- 8 giờ sáng.
- Chợ nổi An Hữu – Cái Bè (Tiền Giang)
Đây là địa điểm tập kết của các loại trái cây cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Các loại mặt hàng trái cây tại chợ đầu mối này khá phong phú, đặc biệt là các loại trái chuyên canh Tiền Giang như bưởi da xanh, cha-pô Mặc Bắc, vú sữa Lò Rèn, dứa(khóm) Tân Lập, quýt Cái Bè, cam sành…
- Chợ đầu mối trái cây Cao Lãnh (Đồng Tháp)
Nguồn trái cây phong phú. Ngoài xoài Hòa Lộc nổi tiếng bỏ mối hàng trăm tấn đi khắp nơi thì các loại trái cây như sầu riêng, dừa, bưởi, vú sữa, khóm, chuối… cũng có lượng tiêu thụ không kém.
Bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí hơn nữa bằng cách tìm kiếm các mối bán trái cây và yêu cầu họ để lại các loại trái xấu, khách hàng ít chọn. Điều này không có gì là sai trái, đây hoàn toàn là các loại trái cây có chất lượng tốt, còn sử dụng được. Đây là các loại trái có thể dày vỏ, nhỏ hoặc nhìn hơi héo vỏ ngoài không đẹp nên khách không mua, tuy nhiên chất lượng vẫn còn tốt. Vào cuối ngày nếu chủ cửa hàng không bán được cho các quán sinh tố họ sẽ đổ đi vì vậy bạn có thể mua được các loại trái cây này với giá rẻ.