I. Thực Trạng Sản Xuất CAQ ĐBSCL
1. Khó khăn
Nguồn giống chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất CAQ.
Thời tiết bất lợi dẫn đến khó xử lý ra hoa.
Xâm nhập mặn, hạn hán, ngập lụt.
Bùng phát dịch hại mới, khó khăn quản lý.
Nguy cơ mất ATTP của sản phẩm cao.
- CN bảo quản tồn trữ sản phẩm ít.
- CAQ nhiệt đới nên tuổi thọ STH ngắn, thời gian bảo quản giới hạn.
- Tổn thất STH cao 10-25%
- Sản phẩm chế biến ít.
2. Chọn tạo giống.
a) 13 giống CAQ được lai tạo.
b) Dòng CAQ lai tạo có triển vọng
c) Tuyển chọn các giống cây trồng
d) Phục tráng giống và bình tuyển cây đầu dòng
Đã tuyển chọn và được công nhận hơn 68 cây đầu dòng CAQ các loại.
- Bưởi da xanh
- Sầu riêng Ri6
- Chôm chôm Java và Rong Rieng
- Xoài Cát chu, Cát hoà lộc
- Nhãn Xuồng cơm vàng
- Vú sữa Lò rèn
- VCAQMN đang nghiêm cứu lai tạo, khảo nghiệm giống chanh leo mới, có nhiều dòng cho năng suất, chất lượng cao sẽ đưa vào sản xuất trong thời gian tới.
- Các dòng/giống chanh leo có triển vọng được Viện CAQMN khảo nghiệm có khối lượng quả >80g, thịt quả vàng đậm, vị ngọt thơm, độ Brix>18%, cho năng suất cao.
e) Giống gốc ghép chống chịu bất lợi môi trường.
- Đã chọn, tạo thành công được 28 dòng/giống gốc ghép như:
- 13 giống/dòng chịu mặn (08 dòng/giống và con lai CCM; 05 giống xoài)
- 07 giống gốc ghép chống chịu ngập (02 giống xoài; 05 giống bưởi)
- 04 giống gốc ghép CCM chống chịu bệnh thối rễ.
- 04 giống gốc ghép sầu riêng chống chịu với nấm Phytophthora
- 03 giống sầu riêng có khả năng chịu mặn ở nồng độ 2% trong điều kiện nhà lưới vào 35 ngày sau khi xử lý mặn (lá quéo, Chanee và khổ qua xanh)
f) Sản xuất cây giống sạch bệnh, chất lượng cao.
3. Kỹ thuật canh tác
Quy trình đã được đúc kết từ nhiều kết quả nghiên cứu, xây dựng đã và đang chuyển giao trong sản xuất thâm canh CAQ
24 quy trình (Biện pháp kỹ thuật) & 04 tổ hợp gốc ghép đã được BNN&PTNT công nhận TBKT
Kết quả: Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trên nhiều chủng loại CAQ (sầu riêng, chuối , xoài, thanh long, nhãn, chôm chôm, mít, dứa, chanh leo, khoai lang,...)
Chanh leo: Trồng giàn
Kiểu giàn phẳng (phổ biến):
- Giàn có diện tích rộng giúp cây leo tự do
- Cành thứ cấp khó buông thõng xuống, ra hoa kém, năng suất thấp.
Trồng giàn chữ T:
- Ánh sáng phân bố đều
- Cành thứ cấp dễ buông thõng, cây nhiều quả.
Mật độ trồng:
- Truyền thống: 625 cây/ha (4x4m)
- Cải tiến (kiểu chữ T): 1.100-1.650 cây/ha (3x3m) hoặc (1.5-1.7x4m)
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.